Dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 năm tuổi

Những năm đầu đời, con bạn sẽ trải qua nhiều giai đoạn dinh dưỡng khác nhau:

  • Từ sơ sinh đến 4 tháng,
  • Từ 4 đến 6 tháng tuổi,
  • Từ 6 đến 8 tháng tuổi,
  • Từ 8 đến 10 tháng tuổi,
  • Và từ 10 tới 12 tháng tuổi.

Bé ăn dặm

Với mỗi giai đoạn phát triển của con từ sơ sinh đến 12 tháng, bạn có thể sử dụng hướng dẫn này để biết nên cho con ăn gì, khối lượng thức ăn bao nhiêu. Nếu con ăn nhiều hơn hoặc ít hơn số lượng được liệt kê cũng không cần lo lắng vì các thông tin chỉ là hướng dẫn cơ bản để tham khảo.

Trong giai đoạn cho con tập ăn dặm, bạn có thể linh hoạt chứ không nên tuân theo thứ tự một cách cứng nhắc. Nếu bạn muốn cho con nếm đậu phụ ở 6 tháng tuổi, có thể thử mà không cần chờ tới 8 tháng như thông tin trong bài viết.

Tuy nhiên, các mẹ được khuyến cáo là nên đợi con được 1, thậm chí 3 tuổi trước khi cho con thử các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như trứng, cá và đậu phộng. Mặc dù chưa thể khẳng định việc trì hoãn này có thể ngăn ngừa được việc con bị dị ứng thực phẩm, nhưng nhiều bác sĩ nhi khoa vẫn khuyên bạn nên chờ cho đến khi con lớn hơn, nhất là đối với những bé bị bệnh chàm hoặc gia đình có tiền sử với dị ứng. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về dinh dưỡng nếu cần thiết.

Giai đoạn mới sinh cần bú mẹ bao nhiêu là đủ?

Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, chỉ bé bằng quả anh đào, đủ sức chứa 5-7 ml sữa (1-1,4 thìa cà phê). Đến cuối tuần thứ nhất, thì lúc này trẻ mới có thể bú khoảng 60 ml sữa. Thời gian đầu, cơ thể mẹ chỉ sản xuất một lượng sữa nhỏ, cho phù hợp với kích thước ‘tí hon’ của dạ dày trẻ sơ sinh.

Sữa mẹ nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ

Ở độ tuổi từ 1 đến 6 tháng, một em bé được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn thường bú khoảng 600 đến 900 ml sữa mỗi ngày, trung bình thì là 750 ml.

Con bú mẹ 8 lần/ngày sẽ nhận khoảng 90 ml mỗi cữ bú. Tuy nhiên, đây chỉ là con số trung bình, không phải là tất cả đều giống nhau. Lượng sữa mẹ mà bé bú sẽ không đổi trong suốt thời gian từ 1 tháng tới khoảng 6 tháng.

Tuổi và trọng lượng cơ thể của trẻ không ảnh hưởng tới lượng sữa mẹ được bú mỗi ngày. Tuy nhiên, tại các giai đoạn tăng trưởng mạnh thường xuất hiện lúc bé 1 đến 3 tuần, 6 đến 8 tuần, 3 tháng và 6 tháng tuổi, thì bé có thể bú nhiều hơn bình thường trong vòng 2 đến 3 ngày.

Khi nào thì bắt đầu cho con uống thêm sữa ngoài?

Những bà mẹ có con lần đầu tiên thường cảm thấy rất bối rối, mệt mỏi trong việc chọn sữa bột để bổ sung cho các bé trong từng thời kỳ phát triển. Các bé mới sinh ra, bắt đầu làm quen với môi trường mới, vì vậy ngoài sữa mẹ ra các bé cũng cần thiết được bổ sung thêm sữa ngoài, tuy nhiên các mẹ cần phải có đầy đủ thông tin cần thiết và có sự hiểu biết để tính toán lượng sữa cần cung cấp cho bé nhà mình như thế nào là đủ.

Bổ sung sữa ngoài cho bé

Sữa mẹ là nguồn thức ăn chính của trẻ trong thời kỳ vừa được sinh ra. Là nguồn dinh dưỡng tốt nhất giúp tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng, giúp con thích nghi với môi trường mới, hệ tiêu hóa trẻ tốt hơn và chống lại được nhiều vi khuẩn trong môi trường mới.

Tuy nhiên sữa mẹ không phải lúc nào cũng đủ cho con bú, hoặc có những bà mẹ sinh con xong nhưng lại không có sữa khi đó sữa bột có vai trò bổ sung cho sữa mẹ. Bạn cũng cần lưu ý vì mới sinh nên kích thước dạ dày của con còn nhỏ theo bác sỹ khuyên chỉ nên cho con uống khoảng 30ml/lần, để con thích nghi dần sau đó cho uống 60ml/lần, sau đó có thể cho con uống thêm sữa mẹ.

Với các trẻ khác nhau thì mức độ háu ăn là khác nên tùy theo từng trẻ mà cho ăn, tránh việc nhìn con người khác mà áp đặt cho con yêu của mình.

Giai đoạn mẹ có thể cho bé tập ăn dặm dần.

Trong giai đoạn từ 6-12 tháng tuổi, ngoài việc cung cấp sữa bột cho con, các mẹ cũng cần bổ sung thức ăn giàu các chất dinh dưỡng bổ sung vào cháo cho trẻ như tôm, thịt bò, các loại rau, củ quả. Theo các chuyên gia khuyên rằng, ở giai đoạn này lượng sữa bột cung cấp tốt nhất cho con là khoảng 540ml-960ml/ngày và được chia đều cho 3 bữa.

Cho bé ăn dặm và bổ sung dưỡng chất

Thịt gà, bò, heo đều là những thực phẩm giàu đạm, sắt và không thể thiếu trong chế độ ăn dặm của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mẹ nên sử dụng thịt đúng cách trong chế độ ăn dặm để vừa kích thích vị giác vừa cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

Đặc biệt, trong 100gr thịt bò có tới 28gr protein và nhiều vitamin như B2, B6, khoáng chất cacnitin, kali, magie, kẽm, sắt… Ngoài ra, thịt bò cung cấp cho cơ thể trẻ tới 280kcal năng lượng, nguồn năng lượng gấp đôi so với những loại thịt khác.

Thăn vai bò mỹ chất lượng

Vì thịt bò rất giàu protein nên mẹ chỉ nên cho con ăn dặm khi con bước sang tháng thứ 8. Và mẹ luôn nhớ nguyên tắc, cho con ăn ít để kiểm tra phản ứng cơ thể của bé xem có bị dị ứng với thịt bò hay không? Sau đó, mới tăng số lượng nhiều hơn.

Một số lưu ý trong chế biến và bảo quản thức ăn cho con

Chế biến thức ăn cho bé tại nhà được xem là cách tốt nhất để đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng biết cách chuẩn bị một bữa ăn an toàn và hợp vệ sinh cho con.

Hệ thống miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn thiện như người lớn cũng là nguyên nhân khiến bé dễ bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa hơn. Vì vậy, trong quá trình chuẩn bị thức ăn cho con, bạn cần phải tuân thủ những nguyên tắc về vệ sinh thực phẩm để cho con một bữa ăn an toàn và lành mạnh nhất. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu kỹ vấn đề này.

Tại sao vấn đề vệ sinh thực phẩm lại quan trọng?

Một trong những lưu ý đầu tiên trong việc chuẩn bị thực phẩm cho bé khi con bắt đầu ăn dặm là thực phẩm phải sạch và tươi. Hệ thống miễn dịch của bé còn non yếu so với người trưởng thành vì vậy bé dễ bị ảnh hưởng bởi các loại côn trùng và tình trạng nhiễm trùng. Thời điểm tốt nhất để cho bé ăn dặm là sau 6 tháng tuổi.

Thực phẩm an toàn cho bé

Nếu muốn bắt đầu cho bé ăn dặm trước 6 tháng, bố mẹ cần hết sức lưu ý nhiều vấn đề. Bạn cần khử trùng muỗng ăn cho đến khi con được 6 tháng tuổi và rửa bát với các dụng cụ trong quá trình cho bé ăn bằng máy rửa chén hoặc rửa bằng nước nóng. Ngoài ra, bạn nên sử dụng khăn để lau sạch hoặc khăn giấy để làm khô chúng các dụng cụ ăn uống của bé ngày sau khi rửa.

Nguyên tắc chế biến thực phẩm vệ sinh

Bạn không cần phải đảm bảo cho nhà bếp của bạn hoàn toàn vô trùng. Tuy nhiên, bạn nên làm theo những lời khuyên vệ sinh căn bản này để có môi trường an toàn cho khâu chuẩn bị thức ăn cho bé:

  • Đầu tiên, bạn cần rửa tay trước khi bắt đầu chuẩn bị bữa ăn cho em bé;
  • Bạn cũng nên vệ sinh ghế ngồi, yếm và khu vực ăn uống bằng nước nóng và xà phòng;
  • Nếu bé ăn bằng tay, bố mẹ nhớ rửa tay cho bé sạch sẽ trước khi ăn;
  • Bạn nên thường xuyên thay khăn lau nhà bếp và khăn ăn.

Khi hâm nóng đồ ăn trẻ em, bạn nên đảm bảo rằng thức ăn được làm nóng hoàn toàn. Bạn sẽ có thể nhìn thấy làn hơi bốc ra ngoài. Sau đó, bạn nên để nguội trước khi cho bé ăn. Bạn nên thử độ nóng của đồ ăn sao cho vừa phải bằng cách lấy một ít thức ăn bỏ lên bên trong cổ tay hoặc phía sau trước khi đưa cho bé ăn.

Nếu đó là thực phẩm đông lạnh, bạn cần rã đông trước khi nấu. Cách an toàn nhất để làm việc này là để thực phẩm trong tủ lạnh qua đêm hoặc sử dụng chế độ rã đông trên lò vi sóng. Đối với nước uống không cần hâm nóng, chẳng hạn như nước hoa quả, bạn chỉ cần kiểm tra xem chúng có được rã hoàn toàn trước khi cho bé uống không.

Ngoài ra, bố mẹ cần nhớ những lời khuyên sau:

  • Nếu đang sử dụng lò vi sóng để hâm nóng thức ăn thì cần khuấy thật đều để tránh những chỗ nóng;
  • Không hâm nóng thức ăn của em bé nhiều lần;
  • Chế biến trứng cho đến khi lòng trắng và lòng đỏ chín và đặc lại;
  • Nấu thịt cho đến khi chúng không còn màu hồng nữa ở giữa;
  • Rửa sạch và làm ráo các loại trái cây và củ quả rau, như táo và cà rốt;
  • Ngoài ra, không cho bé ăn các loại hải sản có vỏ như sò, ốc còn sống.

Làm thế nào để bảo quản thực phẩm an toàn?

Nếu bạn muốn  chuẩn bị sẵn bữa ăn cho bé trước, bạn có thể để nguội chúng, lý nhất là trong vòng 90 phút. Sau đó, đem bảo quản chúng trong tủ lạnh hoặc những nguyên liệu chưa dùng tới trong vòng 24 giờ bạn có thể bảo quản trong tủ đông.

Những thức ăn trong tô bé ăn thừa, bạn nên bỏ chúng đi vì thực phẩm này đã tiếp xúc với nước bọt vì vậy vi khuẩn sẽ nhân lên nếu để lại. Kiểm tra kỹ hạn sử dụng thực phẩm trước khi cho con ăn. Nếu bé không ăn hết phần thức ăn còn lại trong hộp, bạn có thể để trong tủ lạnh trong 24 giờ sau khi mở nắp.

Bạn chỉ nên cho bé ăn các sản phẩm còn nguyên vẹn và hộp chứa không bị biến dạng. Kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh. Cần giữ nhiệt độ trong khoảng 0-5 độ C. Bạn nên mua một nhiệt kế tủ lạnh để kiểm tra mỗi khi cần thiết nhé. Để chế biến và bảo quản thức ăn cho bé một cách an toàn và vệ sinh, bố mẹ có thể tham khảo nhưng thông tin trên để áp dụng ngay nhé. Chỉ với những lưu ý nhỏ thôi, bố mẹ có thể bảo vệ sức khỏe của con rồi đấy!

Bạn cần mua sản phẩm thịt bò ngoại nhập chất lượng đảm bảo và an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của con? Liên hệ ngay với thucphamsachhd.com bạn nhé!

Báo giá sỉ

Chuyên cung ứng số lượng sỉ toàn quốc. Chất lượng là trên hết với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi cam kết giữ vững niềm tin của quý khách

Thông tin liên hệ của bạn Điền đầy đủ thông tin